Ở bất kỳ đâu khi sử dụng điện đều phải có công tơ điện để xác định lượng tiêu thụ điện hàng tháng. Vậy công tơ điện là gì? Công dụng, chức năng của công tơ điện, cấu tạo, nguyên lý làm việc của công tơ điện được xác định như thế nào? Cũng như ứng dụng của công tơ điện trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên nhé.
Công tơ điện là gì?
Công tơ điện hay còn được gọi đồng hồ điện, là thiết bị dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện, hệ thống điện,…Tại Việt Nam, công tơ điện được công ty điện lực lấy làm cơ sở để thanh toán chi phí tiền điện hàng tháng. Việc sử dụng công tơ điện đúng cách cũng là cách tiết kiệm điện cho gia đình bạn.
Cấu tạo công tơ điện gồm những gì?
Cấu tạo của công tơ điện sẽ bao gồm các bộ phận chính sau đây:
- Cuộn dây điện áp: Cuộn điện áp có số vòng dây nhiều và được đặt song song với phụ tải. Dây có tiết diện nhỏ hơn so với với những loại công tơ khác.
- Nam châm vĩnh cửu: Đóng vai trò tạo momen xoắn trong trường hợp đai nhôm quay trong từ trường của nó.
- Đĩa nhôm: Được lắp ở trên trục và được tỳ vào trục cố định nhằm mục đích để có thể quay tự do trong giữa hai cuộn dây điện áp.
- Cuộn dây dòng điện: Bộ phận này được nối tiếp với phụ tải, có số vòng dây ít hơn với với cuộn dây điện áp nhưng có tiết diện lớn hơn.
- Hộp số cơ khí: Bộ phận này nhận nhiệm vụ hiển thị được số vòng quay của đĩa nhôm được gắn trên trục của đĩa nhôm
Ngoài ra các bạn có thêm xem chi tiết từng bộ phận ở dưới ảnh sau
Nguyên lý hoạt động
Khi dòng điện chạy qua thì ở các bộ phận trong công tơ điện sẽ hoạt động. Cụ thể, cuộn dây điện áp sẽ tạo ra một từ thông phía dưới tấm nhôm. Tại vị trí này được gắn với trục rơ le liên kết với các dãy số hiện cơ khí.
Cùng lúc đó, dòng điện sẽ tạo ra hai luồng, một luồng tác động lên cuộn điện áp và một luồng còn lại tác động lên đĩa nhôm.
Khi đó, dưới động của hai luồng từ thông sẽ tạo ra mô men xoắn khiến đĩa nhôm quay. Khi đĩa nhôm quay trong nam châm vĩnh cửu sẽ tạo ra một luồng momen cản khác. Luồng này làm cân bằng giữa vòng quay và tạo ra chỉ số điện năng tiêu thụ
Công dụng của công tơ điện
- Công tơ điện thể hiện chính xác mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị điện
- Giúp người dùng điện theo dõi và kiểm soát dòng điện tiêu thụ
- Ổn định dòng điện xoay chiều
Công tơ điện có tác dụng gì? Công tơ điện dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện gồm hộ tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc tất cả các thiết bị chạy bằng điện.
Nếu bạn còn chưa hiểu về công tơ điện dùng để đo gì? Thì công tơ điện dùng để đo lượng điện năng đang sử dụng. Cứ mỗi số đếm của công tơ điện cho biết được lượng điện năng đã được sử dụng là 1 KW/giờ:
1kWh = 3.600.000 J = 3600 KJ.
Có thể bạn chưa biết công dụng của Thiết bị giúp tiết kiệm điện được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại công tơ điện
Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan công tơ điện là gì, nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ về cách phân loại công tơ điện. Hiện nay, Công tơ điện được phân thành 2 loại: công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha. Ngoài ra, còn có công tơ điện 2 chiều.
Công tơ điện 1 pha
Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan công tơ điện là gì và công tơ điện có tác dụng gì, nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ về cách phân loại công tơ điện. Hiện nay, Công tơ điện được phân thành 2 loại: công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha. Ngoài ra, còn có công tơ điện 2 chiều. Hãy cùng tìm hiểu về các loại công tơ điện là gì nhé.
Cấu tạo công tơ điện 1 pha
Công tơ điện 1 pha có cấu tạo gồm những bộ phận cơ bản sau:
- Cuộn dây điện áp : được lắp tạo ví trí song song với phụ tải và cuộn dây này có số lượng vòng dây nhiều, phần tiết diện dây nhỏ hơn so với các loại công tơ khác.
- Cuộn dây dòng điện được lắp nối tiếp với phụ này. Số vòng dây của cuộn dây này ít hơn cuộn dây điện áp nhưng tiết diện dây lớn hơn.
- Bộ phận đĩa nhôm được đặt phía trên trục và tì vào trụ để quay tự do giữa hai cuộn dây điện áp, cuộn dây dòng điện và giữa khe hở của nam châm vĩnh cửu.
- Nam châm vĩnh cửu có vai trò tạo ra Momen cán khi bộ phận đai nhôm quay trong từ trường của nó.
- Hộp số cơ khí có nhiệm vụ hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi nó được gắn với trục của đĩa nhôm.
Phân loại công tơ điện 1 pha
Đối với công tơ điện 1 pha ta có 2 loại: công tơ điện 1 pha cơ và công tơ điện 1 pha điện tử.
Công tơ điện 1 pha cơ khá phổ biến và hầu như luôn xuất hiện tại các hộ gia đình. Loại công tơ điện (Đồng hồ điện) này thường dùng cho các lưới điện 1 pha. Đây là loại lưới điện được dùng trong các hộ gia đình mà sử dụng các thiết bị điện có công suất thấp.
Công tơ điện 1 pha cơ
Các chỉ số và những ưu nhược điểm của công tơ điện 1 pha cơ sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về công tơ điện là gì. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Các chỉ số của công tơ điện 1 pha cơ
- 220V: Công tơ điện có điện áp định mức là 220V.
- 5(20)A: dòng điện định mức của công tơ điện là 5A. Tuy nhiên, có thể sử dụng nguồn điện có định mức tối đa 20A. Nếu sử dụng nguồn điện vượt quá 20A thì công tơ điện sẽ không hoạt động chính xác.
- 900 vòng/kwh: đĩa công tơ khi quay 900 vòng sẽ được 1kwh.
- Cấp 2: khi nhìn vào công tơ điện ta sẽ thấy có thông tin cấp 1 hoặc cấp 2. Đây là cấp chính xác của công tơ điện. Cấp càng lớn thì khả năng đo càng không chính xác.
- 50Hz: đây là tần số lưới điện được sử dụng ở Việt Nam.
Ưu điểm của công tơ điện 1 pha cơ
- Công tơ điện 1 pha cơ được công ty điện lực Việt Nam cung cấp và lắp đặt. Công tơ này có giá thành rẻ, dễ lắp đặt.
- Công tơ điện 1 pha cơ có cấu tạo đơn giản hơn so với công tơ điện 1 pha điện tử.
- Công tơ điện 1 pha cơ có độ bền cao.
Nhược điểm của công tơ điện 1 pha cơ
- Vì hoạt động dưa trên các kết cấu và nguyên lý cơ khí. Nhược điểm phổ biến nhất của công tơ điện 1 pha cơ là tính chính xác chưa cao
Công tơ điện 1 pha điện tử
Đây là loại công tơ điện mới, hiện đại và chính xác hơn công tơ điện cơ. Công tơ điện điện tử hiển thị trị số của điện năng tiêu thụ trên màn hình LCD hoặc màn hình LED.
Ngoài đo đạc điện năng tiêu thụ, công tơ điện điện tử có thể đo được số điện sử dụng tức thời, số điện tối đa, mức điện áp,… Công tơ điện điện tử còn có thể đo được điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong giờ cao điểm hoặc giờ thấp điểm.
Cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của công tơ điện 1 pha để biết hơn về công tơ điện là gì nhé.
Ưu điểm của công tơ điện 1 pha điện tử
Công tơ 1 pha có cung dụng sau đây: .
- Giúp giám sát được chất lượng nguồn điện.
- Công tơ điện 1 pha điện tử có khả năng cảnh báo rò rỉ điện.
- Đo lường chính xác lượng điện năng tiêu thụ.
Nhược điểm của công tơ điện 1 pha điện tử
- Công tơ điện 1 pha điện tử có giá thành tương đối cao.
- Quá trình sửa chữa phức tạp và khó khăn hơn.
Công tơ điện 3 pha
Đây là loại công tơ thường sử dụng trong các mạng lưới điện 3 pha. Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất sẽ dùng vì có nhiều thiết bị điện công suất lớn.
Công tơ điện 3 pha được phân thành nhiều loại: công tơ điện 3 pha cơ, công tơ điện 3 pha điện tử,… Hoặc theo cách đo lường, công tơ điện 3 pha được chia thành công tơ điện 3 pha trực tiếp, gián tiếp.
Đối với công tơ điện 3 pha cơ và 3 pha điện tử thì tương tự như công tơ điện 1 pha cơ và 1 pha điện tử. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu công tơ điện 3 pha trực tiếp và gián tiếp.
- Công tơ điện 3 pha trực tiếp
Công tơ điện 3 pha trực tiếp là dạng công tơ điện phổ biến hiện nay. Công tơ điện 3 pha trực tiếp có cách đọc các trị số điện tương tự như công tơ điện 1 pha gia đình.
- Công tơ điện 3 pha gián tiếp
Công tơ điện 3 pha gián tiếp có cách lắp đặt và cách đấu dây khác biệt. Công tơ điện 3 pha giá tiếp được dùng cho các tải có công suất lớn. Cách đọc công tơ điện 3 pha gián tiếp khác với công tơ điện 3 pha trực tiếp và 1 pha.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng cách chuyển điện 3 pha thành 1 pha để phục vụ cho mục đích của bạn.
Công tơ điện 2 chiều là gì?
Công tơ điện 2 chiều là công tơ điện có 2 bộ nhớ. Công tơ điện 2 chiều được sử dụng để đo nguồn điện từ các dự án điện năng lượng mặt trời. Công tơ điện 2 chiều dùng để đo đếm nguồn điện năng 2 chiều.
Đo đếm điện 2 chiều:
- Bộ nhớ 1: dùng để lưu trữ các chỉ số điện năng tiêu thụ được cung cấp bởi công ty điện lực Việt Nam.
- Bộ nhớ 2: lưu trữ chỉ số điện năng từ hệ thống lưới năng lượng mặt trời đã được lắp đặt.
Cách lựa chọn công tơ điện tốt nhất là gì?
Lựa chọn công tơ điện cần phải dựa trên các thông số kỹ thuật của công tơ điện. Trong đó sẽ có một số thông số bắt buộc tuân theo và một số được phép lựa chọn.
Thông số kỹ thuật của công tơ điện là gì? hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
- Điện áp: đây là giá trị bắt buộc tuân thủ – tại Việt Nam thì giá trị này sẽ là 220V.
- Dòng điện: cần chú ý đến dòng điện định mức và dòng điện tối đa của công tơ điện. Dòng điện tối đa là bắt buộc nếu không công tơ điện sẽ bị hư. Dòng điện định mức đảm bảo tính chính xác của công tơ điện. Các trị số thường gặp là: 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A.
- Tần số: tần số định mức của công tơ điện bắt buộc phải tuân thủ, thường là 50Hz.
- Rev/kWh: biểu thị số vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1kWh. Bình thường sẽ là 225 rev/kWh, 450 rev/kWh, 900 rev/kWh.
- Cấp chính xác Cl: cấp chính xác thông thường của đồng hồ điện sẽ là Cl1, Cl2.
Từ thông tin trên thì điện áp và tần số là 2 yếu tố phải tuân thủ. Hai thông số tác động đến sự chính xác của công tơ điện là cấp chính xác và dòng điện. Cấp chính xác là do bản thân thiết bị chúng ta không thể thay đổi. Như vậy độ chính xác của công tơ điện điện phụ thuộc dòng điện của công tơ điện.
Nguyên tắc để chọn đồng hồ điện phù hợp là căn cứ vào dòng điện. Dòng điện tải phù hợp dao động từ 50% dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa.
Qua bài viết này tietkiemdiennang.net đã giúp các bạn hiểu cấu tạo, Chức năng của công tơ điện và nguyên lý của công tơ điện là gì? Công tơ điện có bao nhiêu loại, công dụng và cách lựa chọn. Liên quan về vấn đề thiết bị giảm điện thì chúng tôi đã chia sẻ về cách làm công tơ điện quay chậm ở bài viết trước. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng được những mẹo này dành cho công tơ điện nhà mình.
Xem ngay cách mà người dân hay dùng để giảm chi phí tiền điện mỗi tháng TẠI ĐÂY
Lưu ý: Nếu bạn là người không có chuyên môn về điện. Hãy nhờ đến kỹ sư điện để đảm bảo an toàn nhé!