Bếp điện từ là công cụ nấu nướng khá tiện lợi và được nhiều chị em nội trợ sử dụng hiện nay. Tuy nhiên để sử dụng bếp từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất thì không phải chị em nào cũng biết. Qua bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện và an toàn hiệu quả nhé.
15 cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện đúng cách và an toàn
1. Thường xuyên vệ sinh bếp
Với những vết dầu mỡ cháy khét lâu ngày bám trên bề mặt sẽ làm cho bếp từ giảm khả năng gia tăng nhiệt độ. Từ đấy sẽ làm hao tốn điện năng hơn trong quá trình sử dụng.
Các vết thức ăn khi rơi vào mặt bếp sẽ làm chênh lệch nhiệt độ. Khi nấu sẽ rất dễ gây hiện tượng rạn nứt mặt kính của bếp. Cách tốt nhất là bạn nên vệ sinh ngay mỗi lần sử dụng để bếp luôn được sạch sẽ nhất. Thì đây cũng là cách để sử dụng bếp từ đúng cách.
2. Không nên dùng chế độ nhiệt cao
So với bếp gas thì bếp từ có khả năng đốt nóng xoong, chảo nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu như bật chế độ nhiệt cao nhất trước khi cho thức ăn vào, thì xoong chảo rất dễ bị cháy. Vì vậy, khi nấu bạn nên để chế độ nhiệt thấp khi mới bật bếp rồi dần tăng nhiệt độ trong quá trình nấu.
3. Sử dụng đúng loại nồi, chảo
Các loại bếp từ thường rất kén chọn nồi để nấu. Các chất liệu nồi thích hợp để nấu bếp từ như là sắt tráng men, thép, inox hay các loại nồi có đáy từ. Nồi phải có mặt đáy dày và phẳng, đường kính từ 12 đến 26cm thì mới có thể hấp thụ nhiệt năng tốt.
Các bạn không nên dùng các loại chảo có chất liệu bằng nhôm vì chúng không bị nhiễm từ, vì vậy không sử dụng để nấu được cho bếp từ. Việc chọn loại nồi, chảo phù hợp với bếp sẽ là cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện rất hiệu quả hơn.
4. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện
Mua thiết bị tiết kiệm điện để sử dụng sẽ giúp bão hòa dòng điện cho tất cả các thiết bị trong gia đình bạn. Từ đấy kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện gia dụng. Thiết bị tiết kiệm điện với công dụng chính là tiết kiệm đến 40% lượng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Do đó Electricity saving box là một trong những cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện hiệu quả và an toàn nhất. Cách sử dụng rất đơn giản. Đây là một trong những cách tiết kiệm điện hiệu quả bạn nên áp dụng cho gia đình nhé.
5. Chọn dụng cụ nướng an toàn
Một trong những cách để nấu bếp từ tiết kiệm điện là phải nấu ăn bằng bộ dụng cụ nấu nướng phù hợp. Như các loại muỗng gỗ, xẻng xào… có khả năng chịu được nhiệt cao. Nếu như các bạn dùng các dụng cụ nấu bằng kim loại rất dễ bắt nhiệt nhanh.
Còn việc sử dụng các vật dụng bằng nhựa thì có thể bị tan chảy. Các bạn cũng lưu ý không nên để các dụng cụ nấu trong xoong, chảo trong quá trình nấu. Vì có thể gây bỏng hoặc chảy đối với đồ nhựa.
6. Đọc kỹ thông tin chức năng của bếp
Sai lầm phổ biến của nhiều người khi mới bắt đầu sử dụng bếp từ là bật chế độ nấu sai. Điều này có thể sẽ gây ra tình trạng không an toàn, nhất là khi bạn đang đặt dụng cụ trên mặt bếp. Vậy nên các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Và xem kỹ các biểu tượng chức năng có trên bếp để từ đó chọn đúng chức năng nấu của bếp.
7. Sử dụng ổ cắm riêng biệt và dây dẫn đủ lớn
Đặc điểm của bếp từ là có công suất rất lớn khoảng 200 – 4000W. Nên các bạn cần phải chú ý đến nguồn điện cung cấp. Bao gồm dây dẫn điện và ổ cắm phải đủ lớn để có thể tải được bếp. Tránh gây hiện tượng chập cháy. Vì không tải được sẽ làm cho quá trình sử dụng bếp không được đảm bảo an toàn.
Các bạn nên thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn và phần tiếp xúc giữa phích cắm vào ổ cắm. Để bảo đảm tiếp xúc tốt không bị chập chờn, ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng. Và còn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của bếp. Đây cũng là cách dùng bếp từ tiết kiệm điện.
8. Hạn chế tình trạng thức ăn và nước trào ra mặt bếp
Trong quá trình đun nấu các bạn nên hạn chế tối đa tình trạng nước hay thức ăn bị trào ra mặt của bếp. Đây là cách nấu bếp từ tiết kiệm điện nên lưu ý khi nấu, bởi vì đa số mặt bếp từ được cấu tạo từ mặt kính hoặc mặt đá. Khi bị sốc nhiệt đột ngột sẽ rất dễ rạn nứt bề mặt bếp và làm ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ sử dụng của mặt bếp.
Khi muốn vệ sinh mặt bếp thì các bạn cần phải chờ cho mặt bếp nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh. Vệ sinh bằng khăn mềm cùng nước vệ sinh chuyên dùng. Hoặc có thể dùng một ít nước rửa chén để vệ sinh bề mặt.
9. Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện bằng việc chọn đúng chức năng khi sử dụng
Thêm một cách sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm điện nữa đó là việc chọn đúng chức năng khi sử dụng. Các chị em nội trợ nên sử dụng đúng các chức năng của bếp từ khi nấu. Vì bếp từ đã được lập trình hiệu quả cho một loại quá trình nấu nướng riêng biệt cho người dùng.
Khi sử dụng đúng chế độ nấu vừa giúp bếp từ tiết kiệm điện và đạt hiệu quả cao hơn. Có nhiều người khi sử dụng bếp từ chỉ có thói quen sử dụng đúng một chức năng khi nấu, điều này sẽ gây tốn nhiều điện năng hơn.
10. Không nên nấu ăn ở chế độ cao quá lâu
Đa số bếp từ đều có tính năng điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm theo từng món ăn cho phù hợp. Khi bạn chỉnh nhiệt độ càng cao thì thức ăn càng nhanh chính. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng điện năng tiêu thụ cũng tăng lên rất nhiều.
Cách nấu bếp từ tiết kiệm điện. Các bạn chỉ nên dùng mức nhiệt cao cho thức ăn cần nấu nhanh trong thời gian ngắn. Với các loại thức ăn thông thường, thì nên sử dụng mức nhiệt trung bình. Khi nấu sôi thì giảm nhiệt về mức thấp nhất.
11. Nên tắt bếp trước vài phút
Một cách sử dụng bếp từ an toàn khác là các bạn hãy tắt bếp trước khi thức ăn chín khoảng vài phút. Mặc dù là bạn đã tắt bếp rồi nhưng hơi nóng của bếp vẫn đủ để làm chín thức ăn. Đến mức hoàn hảo như bạn mong muốn.
12. Đặt nồi đúng vị trí nấu cũng là cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
Vị trí nấu của các bếp từ sẽ được kí hiệu bằng một vòng tròn trên mặt bếp. Vì vậy, các bạn nên đặt nồi đúng vị trí đã được quy định thì sẽ nấu nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn. Hạn chế tình trạng hao phí điện năng không đáng quá trong quá trình sử dụng bếp.
Ngoài ra, việc đặt nồi đúng vị trí sẽ giúp cho trọng lượng được phân bổ đều lên trên mặt bếp sẽ giúp cho mặt bếp được bền hơn.
13. Tránh để bếp tiếp xúc với vật dụng bằng kim loại khi đang nóng
Trong suốt quá trình nấu ăn trên bếp từ, bạn không nên để dĩa, chén hay bất cứ vật dụng gì bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với bếp. Vì những dụng cụ này có thể dẫn nhiệt và nóng lên chỉ trong thời gian ngắn, nếu không để ý, bạn có thể dễ bị bỏng hoặc gặp các sự cố nguy hiểm liên quan.
14. Không nên di chuyển bếp khi đang nấu
Khi hoạt động, bếp sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn nên bạn cần để bếp cố định một chỗ để tránh bị bỏng. Ngoài ra, hãy cẩn thận để tránh làm rơi vãi thức ăn lên bếp. Vì việc này có thể làm hỏng mạch điện bên trong, ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm đáng kể.
15. Đảm bảo quy tắc lắp đặt an toàn
Nhằm sử dụng bếp từ lâu dài an toàn, bạn có thể tuân thủ những khuyến cáo sau đây:
- Nguồn điện cung cấp cho bếp phải đảm bảo sở hữu 3 dây, gồm trung tính, lửa và tiếp đất.
- Nguồn điện trong gia đình luôn ổn định trong phạm vi từ 190V – 230V.
- Dây điện kết nối giữa bếp và nguồn điện phải đảm bảo chịu tải của bếp tốt.
- Kết nối điện cần phải có phích cắm, cầu nối và ổ điện, tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của bếp.
- Nên dùng dây điện Φ 30mm, cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A và cho dây tiếp đất.
Để sử dụng bếp từ an toàn tiết kiệm và hiệu quả cần lưu ý những gì?
- Không nên di chuyển bếp khi bếp đang có dầu nóng hay chất lỏng đang sôi sẽ rất nguy hiểm.
- Không sử dụng bếp khi đang bị hỏng dây nối, phích cắm hay có dấu hiệu hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào.
- Không dùng bếp ở ngoài trời những nơi có thể chịu ảnh hưởng của mưa, nắng…
- Không để dây điện cọ xát với gờ sắc nhọn, hay tiếp xúc với bề mặt nóng.
- Không để bếp từ ở gần bếp gas, bếp điện hay lò nướng.
- Không vệ sinh bếp bằng các đồ dùng sắc nhọn.
- Không nên tự ý tháo lắp bếp từ.
Trên đây là các cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện và an toàn hiệu quả nhất mà chúng tôi chia sẻ tới các chị em nội trợ. Sử dụng bếp từ hợp lý là cách tiết kiệm điện cho gia đình chúng ta. Hy vọng sẽ cung cấp cho các chị em kinh nghiệm hữu ích trong việc đem lại những bữa ăn ngon cho gia đình của mình.