Aptomat là gì? Cấu tạo – Phân loại – Công dụng của Aptomat

Aptomat là thiết bị rất quan trọng trong mỗi gia đình, hộ kinh doanh hay xưởng sản xuất. Với tác dụng đóng ngắt cầu dao tự động đem lại sự an toàn với con người. Ngày nay, Aptomat là thiết bị không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi mọi nơi. Vậy Aptomat là gì? Bài viết sẽ giới thiệu các dòng Aptomat trên thị trường.

Aptomat là gì?

Aptomat là thiết bị đóng ngắt tự động cầu dao giúp đảm bảo sự an toàn cho con người. Thiết bị đóng cắt dòng điện tên tiếng anh còn gọi là Circuit Breaker. Thiết bị điện này có tác dụng bảo vệ dòng điện quá tải và kịp thời ngắt mạch điện trong hệ thống. Những dòng Aptomat trên thị trường ngày nay còn có tác dụng chống giật, chống rò rỉ. Vậy cách gọi ngắn gọn của aptomat là gì? Các kỹ sư điện thường gọi tắt với cái tên là Át.

Aptomat
Aptomat là gì?

Các loại Aptomat

Dựa trên cấu tạo Aptomat

  • Aptomat kiểu dạng tép MCB (tên gọi tắt của Miniature Circuit Breaker) có tác dụng bảo vệ quá tải và ngắn mạch. 
  • Aptomat kiểu dáng khối MCCB. Viết tắt của Moulded Case Circuit Breaker cũng có chức năng tương tự.

Aptomat là gì

Phân loại dựa trên chức năng

Chức năng của Aptomat

  • Aptomat loại thường (bảo vệ quá tải và ngắn mạch): MCB và MCCB.
  • Aptomat chống rò rỉ: RCCB (viết tắt của Residual Current Circuit Breaker), RCBO và ELCB.

Phân loại Aptomat theo số pha hoặc số cực

  • Loại Aptomat 1 pha: có 1 cực
  • Loại Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): có 2 cực
  • Loại Aptomat 2 pha: có 2 cực
  • Loại Aptomat 3 pha: có 3 cực
  • Loại Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): có 4 cực
  • Loại Aptomat 4 pha: có 4 cực

Aptomat là gì

Phân loại dựa trên khả năng chỉnh dòng của Aptomat

Loại Aptomat có dòng định mức ổn định, không thay đổi: chẳng hạn là loại MCCB NF400-SW 3P 400A của Mitsubishi dòng định mức 400A. 

Dòng Aptomat có khả năng chỉnh dòng định mức. Điển hình là MCCB NF400-SEW 3P 400A của Mitsubishi sở hữu dòng định mức điều chỉnh được từ 200A – 400A.

Cấu tạo Aptomat là gì?

Trên thị trường có vô vàn Aptomat khác nhau, nhưng chúng đều dựa trên cấu tạo tương đương. Cấu tạo của Aptomat bao gồm: hai cấp tiếp điểm hoặc có thể là ba tiếp điểm. Đối với 2 cấp sẽ có tiếp điểm chính và hồ quang. Đối với 3 tiếp điểm sẽ bao gồm: chính, phụ và hồ quang.

Aptomat thông dụng
Cấu tạo của Aptomat là gì

Aptomat sẽ bao gồm các bộ phận như sau:

Tiếp điểm của Aptomat

Đa số các Aptomat sẽ được chế tạo có hai loại sau: Loại 2 tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), loại 3 tiếp điểm (chính, phụ và hồ quang)

Khi mạch bị đóng thì tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước, tiếp đó sẽ là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi mạch bị cắt thì quy trình sẽ đi ngược lại. Do đó hồ quang chỉ cháy tại tiếp điểm hồ quang nên sẽ bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện.

Hộp dập hồ quang của Aptomat

Người ta thường dùng 2 thiết bị để dập hồ quang đó là: Kiểu nửa kín và kiểu hở. Thiết bị này sẽ dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện.

Kiểu hở được sử dụng khi muốn giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50 KA hay điện áp lớn 1000 V. Kiểu nửa kín sẽ được đặt bên trong vỏ của CB có lỗ thoát khí, kiểu này sẽ có giới hạn cắt dòng điện không quá 50 KA

Cơ cấu truyền động cắt Aptomat

Truyền động cắt hiện nay có hai cách: Dùng bằng cơ điện (điện tử, động cơ điện) và bằng tay

Dùng điều khiển điện tử (nam châm điện) được ứng dụng trong các CB có dòng điện lớn như 1000A. Còn điều khiển bằng tay sẽ dùng cho dòng điện định mức không lớn hơn 600A.

Móc bảo vệ Aptomat

CB Aptomat sẽ tự ngắt nhờ vào các phần tử bảo vệ –  Được gọi là móc bảo vệ, sẽ phát huy tác dụng khi có sự cố về điện như (quá tải hoặc ngắn mạch) và sụt áp trong mạch.

Móc bảo vệ quá dòng điện (hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) dùng để bảo vệ thiết bị điện khỏi tình trạng quá tải và ngắn mạch. Hiện nay. người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt để làm móc bảo vệ

Nguyên lý hoạt động của thiết bị Aptomat cũng vô cùng đơn giản. Khi đóng điện, Aptomat sẽ giúp đóng tiếp điểm. Sau đó, bật Aptomat sẽ ở trạng thái ON và dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 dừng hút nhau.

Mỗi khi mạch điện quá tải hoặc ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ bắt đầu hút phần ứng 4. Kéo xuống làm bật nhả móc 3 và móc 5 sẽ được tự do. Lò xo 1 bắt đầu được thả lỏng ra và tiếp điểm Aptomat mở ra như bình thường. Mạch điện lúc này sẽ ngắt đi.

Cấu tạo Aptomat
Cấu tạo Aptomat

Nguyên lý hoạt động của Aptomat là gì?

Nguyên lý hoạt động của thiết bị Aptomat cũng vô cùng đơn giản. Khi đóng điện, Aptomat sẽ giúp đóng tiếp điểm. Sau đó, bật Aptomat sẽ ở trạng thái ON và dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 dừng hút nhau.

Mỗi khi mạch điện quá tải hoặc ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ bắt đầu hút phần ứng 4. Kéo xuống làm bật nhả móc 3 và móc 5 sẽ được tự do. Lò xo 1 bắt đầu được thả lỏng ra và tiếp điểm Aptomat mở ra như bình thường. Mạch điện lúc này sẽ ngắt đi.

Nguyên lý hoạt động của Aptomat là gì
Nguyên lý hoạt động của Aptomat là gì

Công dụng của Aptomat là gì?

Aptomat thông dụng

Aptomat được sử dụng rộng rãi bởi nó có nhiều lợi ích tốt cho con người. Cũng chính vì vậy, mỗi gia đình đều sử dụng Aptomat. Sau đây là những công dụng và chức năng của Aptomat mang lại cho đời sống con người:

  • Giúp tự động ngắt dòng điện trong hệ thống nếu xảy ra hiện tượng ngắn mạch hoặc sụt áp.
  • Bảo vệ mọi thiết bị điện tránh khỏi sự hư hỏng mỗi khi hệ thống gặp rủi ro.
  • Mỗi lúc dòng điện bị rò rỉ xuống mặt đất, hiện tượng cân bằng giữa điện đi và về bắt đầu xuất hiện. Lúc này, Aptomat sẽ có tác dụng ngắt ngay lập tức để an toàn cho con người.
  • Mỗi khi xảy ra trường hợp điện giật, Aptomat sẽ kịp thời ngắt dòng điện giúp bảo vệ sức khỏe con người.

Cách lựa chọn Aptomat sử dụng hiệu quả, an toàn

Bảo đảm chế độ hoạt động ở định mức CB thải dài hạn. Mạch dòng điện CB phải có khả năng chịu tải dòng điện lớn mỗi khi các tiếp điểm đã đóng hay đang đóng.

CB có khả năng ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn. Có thể con số lên đến vài chục KA là tốt nhất. Sau khi dòng điện đã ngắn mạch, CB vẫn phải có khả năng làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.

Những thiết bị dân dụng nào nên sử dụng Aptomat 

Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện dân dụng trong nhà ngày một tăng cao. Đối với những thiết bị sử dụng với công suất cao cũng nên sử dụng aptomat nhằm đảm bảo an toàn các thiết bị sử dụng đồng thời bảo vệ ổn định cho nguồn điện lưới. Sau đây là những thiết bị cần sử dụng aptomat: 

  • Aptomat chống giật cho bình nóng lạnh: Hiện nay, các bình nóng lạnh gia đình thường sử dụng công suất khoảng 1500W, bình nóng lạnh trực tiếp 2500W. Thêm vào đó khi lắp đặt thiết bị ở không gian nhiều gió cần phải chú ý độ an toàn đối với người dùng. 
  • Aptomat cho điều hoà: Việc lắp đặt aptomat trên điều hoà là việc vô cùng cần thiết bởi Điều hoà thường tiêu thụ năng lượng công suất cao.
  • Aptomat cho bếp điện: Bếp thường có công suất giao động khoảng 1000W – 1800W. Để sử dụng aptomat làm sao là hợp lý cần dựa theo mức độ công suất của thiết bị.

Những loại Aptomat thông dụng được ưa chuộng

Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại Aptomat, ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số phân loại Aptomat đang được ưa chuộng hiện nay:

Aptomat MCB Miniature Circuit Bkeaker

Còn được gọi với các tên là CB tép: giúp bảo vệ quá tải dòng điện và ngắn mạch an toàn. 

  • Dòng cắt thường từ 4.5KA, 6KA, 10KA, 15KA
  • Dòng định mức từ 6 =>63A
  • Số cực sở hữu là 1P, 2P, 3P, 4P

Aptomat MCCB Moulded Case Circuit Breaker

Aptomat thông dụng

Được gọi với cái tên là CB khối: có khả năng bảo vệ điện quá tải và ngắn mạch ngay lập tức

  • Dòng cắt thông thường sẽ là 7.5KA, 10KA, 18KA, 25KA, 36KA, 50KA, 70KA
  • Dòng định mức dao động khoảng 10 đến 1600A
  • Số cực 1P, 2P, 3P, 4P

Aptomat Chống giật (Chống rò rỉ) RCCB Residual Current Circuit Breaker

  • Có số cực 2P, 4P
  • Dòng cắt điện là 4.5KA, 6KA
  • Dòng định mức dao động từ 25A, 40A, 63A

Aptomat Chống giật (Chống rò) RCBO Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection MCB+RCCB=RCBO

  • Số cực mà Aptomat có là 2P
  • Dòng cắt điện vào khoảng 4.5KA, 6KA
  • Dòng định mức quy định từ 6 đến 63A

Aptomat là gì

> > Xem thêm: Top 10 cách tiết kiệm điện hàng tháng cho gia đình hiệu quả

Aptomat Chống giật (Chống rò) ELCB Earth Leakage Circuit Breaker: MCCB+RCCB=ELCB

  • Số cực mà Aptomat này có là 3P, 4P
  • Dòng cắt 36KA, 50KA
  • Dòng định mức sẽ rơi từ 60 đến 250A

Aptomat được sử dụng rất phổ biến tại các gia đình và hộ kinh doanh. Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về “Aptomat là gì?” và “nguyên lý hoạt động của Aptomat”, Aptomat mang lại nhiều lợi ích cho đời sống, tạo sự an toàn cho con người mỗi khi sử dụng thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

xnxx84