Điện áp là gì? Các thông tin chi tiết về điện áp cần nắm rõ

Cuộc sống hiện đại của con người ngày nay không thể thiếu điện. Điện cần cho mọi hoạt động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt. Nếu không có điện, con người phải sống cuộc sống lạc hậu, xã hội sẽ không thể phát triển được. Nhiều người đã nghe qua nhiều lần về từ Điện áp và không phải ai cũng hiểu rõ về điện áp.  Bài viết này, Tietkiemdiennang.net sẽ cung cấp cho bạn về Điện áp là gì? Các thông tin chi tiết về điện áp bạn nên nắm rõ.

Tìm hiểu điện áp là gì?

Điệp áp hay còn gọi là hiệu điên thế, đây là sự chênh lệch về điện thế giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp. Hay theo định nghĩa khoa học, hiệu điện thế hay điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực…. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Điện áp ký hiệu U, thường được viết đơn giản là U. Điện áp có đơn vị là đơn vị của điện thế: vôn được kí hiệu là V.

 

điện áp là gì

Các định nghĩa phổ biến khác của điện áp

Điện áp dây là gì?

Điện áp dây là  điện áp biểu hiện được sự chênh lệch ở nơi có điện thế cao so với nơi có điện thế thấp. Cụ thể, điện áp dây sẽ là sự chênh lệch điện áp của dây pha A đối với dây pha B

Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức là  điện áp làm tiêu chuẩn thiết kế và vận hành mạng lưới điện. Nó đóng vai trò rất quan trọng, quyết định kết cấu và khả năng tải điện của mạng lưới.

Điệp áp xoay chiều là gì? 

Điện áp xoay chiều còn có tên gọi khác là điện áp AC: Đây là điện áp có chiều và cường độ điện thế thay đổi tuần hoàn theo thời gian. Hiện nay có hai loại điện áp xoay chiều chính, đó là: Điện áp xoay chiều 3 pha và điện áp xoay chiều 1 pha.

Điện áp một chiều là gì ?

Điện áp một chiều hay còn có tên gọi khác là điện áp DC:  Đây là hiệu điện thế đi qua mạch 1 chiều giữa 2 cực nguồn điện. Chiều của điên áp DC  không thay đổi được chiều nhưng có thể thay đổi về độ lớn.

Điện áp pha là gì? 

Điện áp pha là điện áp giữa dây pha và dây trung tính. Hiều một cách đơn giản thì điện áp là điện áp nằm trên chính dây đó. Điển hình thì điện áp trong nhà bạn là 220v thì dây pha chính bằng 220v (Đây là dây nóng)

Điện áp bước là gì? Điện áp tiếp xúc là gì?

Điện áp bước là điện áp xuất hiện giữa hai hai chân của con người khi bước vào trong cùng có sự cố về điện

Điện áp tiếp xúc là điện áp xuất hiện giữa nơi người đứng và phần đất tiếp xúc với thiết bị mà con người chạm vào

Điện áp tức thời là gì?

Điện áp tức thời là điện áp xuất hiện ở một thời điểm tức thời nào đó

Điện áp định danh là gì?

Điện áp là loại điện áp dùng để xác định hoặc nhận dạng điện áp của hệ thống điện.

Điên áp VCD là gì?

Điện áp VCD là điện áp của dòng điện một chiều. Điện áp VCD sẽ đi từ nơi có điện áp thấp như 12V hoặc 24V để trở thành điện áp 220V.

Điện áp hiệu dụng là gì?

Điện áp hiệu dụng là điện áp trung bình bình phương của điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch.

Điện áp 220V/50Hz là gì?

Đây là hiệu điện thế phổ biến tại Việt Nam: với loại điện áp này thì hiệu điện thế là 220v và tần số của dòng điện xoay chiều là 50Hz

Phân loại điện áp

  • Điện cao thế

Điện cao thế thường được sử dụng cho các mạng phân phối điện đi xa như: 66KV, 110KV, 220KV, 500KV.

Điện áp cao thế

  • Điện trung thế

Điện trung thế có điện áp nhỏ hơn điện cao thế. Điện trung thế được sử dụng ở những khu công nghiệp, khu dân cư sẽ được dẫn đến máy biến áp, sau đó hạ thể để phân phối điện. Điện trung thế được sử dụng ở giá trị: 22KV và 35KV.

  • Điện hạ thế

Điện hạ thế là điện sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động. Điện hạ thế gồm có điện hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Điệp áp 1 pha có giá trị 220V. Điện áp 2 pha có giá trị 380V. Điện áp 3 pha có giá trị 380V.

Những đặc điểm cơ bản của điện áp

Chúng ta đã tìm hiểu khái niệm điện áp là gì, vậy điện áp hiện nay có những đặc điểm gì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nhé.

Thông thường chúng ta sẽ thấy những thông số của các đồ dụng điện ở Việt Nam là 220V, vậy trên thực tế thì nguồn điện của chúng ta đang sử dụng có đúng là 220V. Thực tế thì điện áp ở nhà bạn sẽ dao động từ 170V – 240V, vậy tại sao lại có sự chênh lệch như vậy:

– Dòng điện sẽ bị hao phí trên đường dây tải

– Nếu nhà bạn ở xa trạm biến áp thường điện áp rất yếu. Các thiết bị điện như bóng đèn huỳnh quang, máy lạnh… rất khó hoạt động đúng công suất.

Điện áp

Chính vì vậy để khắc phục việc hao phí này, giúp tiết kiệm điện nên ở đầu nguồn người ta luôn đưa ra điện áp lớn hơn tiêu chuẩn khoảng 1 mức điện áp nhất định để bù lại số hao phí trên đường dây đến nhà cuối cùng điện áp vẫn còn đạt đủ số điện áp tiêu chuẩn .

Có một điều cần lưu ý cho các bạn khi sử dụng những đồ điện tử có nguồn gốc nước ngoài – đặc biệt có xuất xứ từ Mỹ thì điện áp của những thiết bị đó thường có giá trị là 110V, yêu cầu các bạn phải có thiết bị hỗ trợ để giảm điện áp tại nhà. Các bạn nhớ chú ý điều này để tránh gây hư hỏng cho các thiết bị điện nhé.

Công thức tính điện áp là gì?

Phía trên là khái niệm và những điểm cơ bản của điện áp, vậy công thức tính điện áp là gì?

Theo kiến thức học ở bậc phổ thông, thì điện áp hay hiệu điện thế được tính bằng công thức:

U = I.R   trong đó: U: điện áp (hay hiệu điện thế) – đơn vị: vôn (V)

I: cường độ dòng điện – đơn vị: ampe (A)

R: điện trở – đơn vị: ohm (Ω)

Hay còn được tính theo công thức: UAB = VA – VB

Dụng cụ đo điện áp

Để đo điện áp ta sẽ dùng “Vôn kế”, có 2 loại vôn kế là vôn kế 1 chiều và vôn kế xoay chiều (các bạn cần chú ý để sử dụng đúng với loại dòng điện)

Dụng cụ đo điện áp

Vậy là chúng ta đã biết được điệp áp là gì, các đặc điểm cơ bản và công thức tính điện áp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản về điện để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, qua đó có những hiểu biết để sử dụng điện thật an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo  thiết bị tiết kiệm điện có thật không   để có thêm kiến thức về điện nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

xnxx84