Điện âm tường hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc. Vậy điện âm tường là như thế nào? Điện âm tường có tốt không? Chúng ta có nên lắp đặt điện âm tường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điện âm tường qua bài viết này nhé.
Điện âm tường là gì?
Điện âm tường được hiểu đơn giản là hệ thống điện được thiết kế chạy bên trong tường hoặc dưới đất. Điện âm tường sẽ giúp cho các dây điện không bị lộ ra ngoài. Điện âm tường đảm bảo độ an toàn cũng như tạo nên sự thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình. So với các công trình kiến trúc cũ, hệ thống điện được mắc nổi trên các vách tường. Hiện nay, các kiến trúc mới hệ thống điện sẽ được mắc âm tường.
Các công trình hiện đại ngày nay đa phần sử dụng hệ thống điện an toàn. Hệ thống điện âm tường ngoài tạo nên sự thuận tiện, còn tăng tính thẩm mỹ cho ngồi nhà.
Điện âm tường có tốt không? Có nên đi dây điện âm tường?
Để trả lời cho câu hỏi điện âm tường có tốt không? Các bạn hãy tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Khi lắp đặt hệ thống điện cho một công trình, các bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là đi dây nổi và đi dây âm tường. Hệ thống điện nổi là hệ thống điện được mắc trực tiếp trên tường nhà bạn. Hệ thống điện này sẽ tạo cảm giác chằng chịt, mất mỹ quan của công trình. Vì thế hệ thống điện âm tường là biện pháp khắc phục tốt nhất cho vấn đề này. Những đoạn dây điện của hệ thống điện âm tường sẽ được đặt chìm trong tường của ngồi nhà của bạn. Không để lộ các đoạn dây điện chằng chịt, giúp tăng vẻ đẹp của không gian nhà bạn.
Ngoài ra, khi mắc hệ thống điện âm tường, các đoạn dây điện sẽ được bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài. Hơn thế nữa, sử dụng hệ thống điện âm tường sẽ hạn chế tối đa các tai nạn về điện.
Ưu điểm của hệ thống điện âm tường
- Tăng vẻ đẹp của công trình.
Dễ dàng nhận thấy rằng, hệ thống điện âm tường sẽ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Các hệ thống điện sẽ được chìm trong tường, không gây rối mắt và làm cho căn nhà trông bừa bộn.
- Hạn chế tối đa được các tai nạn về điện.
Đây là sẽ biện pháp an toàn cho những gia đình có con nhỏ. Bởi khi điện được lắp nổi chằn chịt như vậy sẽ khiến trẻ tò mò và chạm vào gây nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, việc lắp nổi dây điện sẽ bị các động vật cắn gây rò rỉ điện rất nguy hiểm.
- Các đoạn dây điện sẽ được bảo vệ tốt hơn, tránh các tác động bên ngoài.
Với cách lắp đặt này thì dây điện sẽ được đặt vào trong tường. Việc làm này giúp cho dây điện tránh các tác nhân là hỏng bên ngoài và gia tăng tuổi thọ của dây điện âm tường.
Nhược điểm của hệ thống điện âm tường
- Điện âm tường có thiết kế và lắp đặt phức tạp.
Để có được sự đẹp mắt và bền bỉ như trên thì yêu cầu cách lắp điện âm tầng rất cao. Khi lắp đặt điện âm tầng, yêu cầu người kỹ sư phải có kiến thức tốt. Bời vì khi sai một lỗi nào đó thì phải đập đi và làm lại, rất tốn kém.
- Chi phí lắp đặt điện âm tường khá cao.
Việc lắp điện âm tường không chỉ yêu cầu cao về kiến thức mà còn rất tốn kém. Đối với những công trình muốn tối ưu chi phí thì việc lựa chọn lắp điện âm tường hơi bất khả quan
- Khó khăn khi sửa chữa nếu hệ thống điện âm tường gặp sự cố.
Mặc dù nói điện âm tường rất khó hư hỏng, nhưng đó không phải là 100%. Đôi lúc cũng sẽ có hư hỏng, sau đó muốn sửa thì bạn rất khó khăn. Lúc này bạn phải đục tường để kiểm tra, rất mất thời gian và tiền bạc. Cho nên hãy tính toán thật kỹ trong quá trình thi công
Trên đây là các ưu nhược điểm của hệ thống điện âm tường. Qua đó có thể phần nào giúp bạn đánh giá hệ thống điện âm tường có tốt không nhé.
Cách lắp đặt hệ thống điện âm tường
Dưới đây là các nguyên tắc và cách đi dây điện âm tường
- Trước khi lắp đặt bạn cần phải xác định chính xác vị trí của các thiết bị điện trong nhà: như bóng đèn, ổ cắm điện, công tắc điện,… Khi xác định được các vị trí sẽ tiến hành đi dây dẫn của hệ thống điện âm tường.
- Lên sơ đồ điện âm tường: khi đã xác định được các vị trí, công đoạn tiếp theo là bạn lên sơ đồ của hệ thống điện. Bạn phải nắm rõ sơ đồ để đi điện âm tường đúng trong quá trình lắp đặt nhé.
- Thi công: công đoạn thi công là công đoạn quan trọng nhất. Vì hệ thống điện âm tường rất khó sửa chữa, vì thế quá trình thi công phải thật sự chính xác.
Thi công hệ thống điện âm tường
- Đào rãnh của tường: khi đã phát thảo lên sơ đồ của hệ thống điện âm tường. Các bạn dùng phấn vẽ lên tường sơ đồ đi dây này. Phải tính toán và vẽ thật chính xác hệ thống này để hạn chế tối đa quá trình sửa chữa và bảo vệ mỹ quan cho ngôi nhà.

- Khoan cắt tường: khi đã vẽ nên sơ đồ, ta tiến hành khoan cắt tường để lắp đặt hệ thống. Dùng máy khoan để cắt tường theo sơ đồ đã vẽ. Độ rộng, độ nông sâu của các đường cắt phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn mà bạn muốn sử dụng.
- Đi ống nhựa: khi đã khoan cắt xong, các bạn cho ống nhựa hoặc ruột gà vào các các rãnh. Sau đó cỗ định lại bằng dây kẽm.
- Luồn dây điện âm tường: các bạn có thể luồn dây điện trước hoặc sau khi hoàn thiện. Tuy nhiên để tránh trường hợp gặp vật cản, và để không phải mất thời gian đục lại tường ta nên luồn dây trước.
- Hoàn thiện công trình: sau khi hoàn tất đặt ống và luồn dây. Ta dùng hồ trám lại các rãnh đã đục sao cho chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
Những lưu ý khi thi công điện âm tường
- Phải có một bản vẻ thiết kế điện âm tường chi tiết nhất để kiểm soát được quá trình
- Không nên để quá nhiều dây trong cùng một ống bởi vì sẽ gây nhiễu điện
- Nên chia dây điện thành nhiều nhánh để dễ dàng ngắt điện theo từng khu vực của ngôi nhà khi muốn sửa chữa hoặc lắp đặt.
- Ống nhựa nên chọn loại ống cứng, độ bền cao. Ống nhựa phải chống thấm nước và không được rò rỉ.
- Đi dây điện ở những nơi khô ráo.
- Tính toán cho những phần dây dự trữ để thuận tiện cho quá trình sửa chữa sau này.
- Không nên đặt ống và dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi điện âm tường có tốt không. Điện âm tường đã trở nên phổ biến trong hầu hết các công trình kiến trúc hiện nay. Hy vọng các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi lắp đặt hệ thống điện và lựa chọn các ổ cắm tiết kiệm điện thật chất lượng cho gia đình mình nhé.